Xây dựng văn minh đô thị

THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP XÃ NGHI ÂN (1954-2024)

content:

 

Phát huy truyền  thống quê hương anh hùng, 7 thập kỷ qua, những người con Nghi Ân trên mọi miền tổ quốc đã chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng xã Nghi Ân ngày càng văn minh, giàu mạnh. 70 năm ấy, với biết bao thăng trầm đổi thay, để giờ đây, chúng ta hãnh diện, tự hào về những thành quả đã đạt được. Chúng ta, những người con Nghi Ân xin được tôn vinh và tri ân mảnh đất thân yêu.

Nằm ở cửa ngõ thanh phố Vinh, có tuyến đường quốc lộ 46 đi qua nối tuyến quốc lộ 1A với khu du lịch biển Cửa Lò, Nghi Ân có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao thương với các vùng miền trong và ngoài  tỉnh.

Từ những ngày đầu đến khai hoang lập làng, các dòng họ trên đất Nghi Ân đã cải tạo cồn khô cát bạc lập nên làng Ân Hậu. Trải qua thời gian con người nơi đây đã không ngừng vươn lên chống chọi với thiêu tai, địch họa để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

 

Nghi Ân là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, các thế hệ cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân, một lòng tin tưởng vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, Bác hồ. Nhân dân Nghi Ân đã cùng nhân dân thành phố Vinh, nhân dân huyện Nghi Lộc và nhân dân các vùng phụ cận đứng lên đấu tranh góp phần làm nên Xô Viết anh hùng và cách mạng tháng Tám, xóa bỏ gông xiềng nô lệ. Giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Trong công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc và đổi mới đất nước, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Nghi Ân đã, đang tiếp tục phát huy truyền thống của quê hương, phấn đấu xây dựng Nghi Ân ngày một giàu mạnh

 

Nét đặc trưng của dân cư xã nghi Ân chủ yếu là người góp từ nhiều địa phương trong Huyện, trong Tỉnh nên trong mỗi làng có nhiều nghề, nhiều dòng họ, trong mỗi họ mang nhiều tên lót khác nhau. Quá trình chung sống lâu đời, cùng nhau sản xuất, xây dựng và phát triển xóm loàng, con người nơi đây đã dần hòa hợp, thích ứng, trở thành những người chủ của quê hương. Cùng chung sức, chung lòng, truyền tải kinh nghiệm, đóng góp trí tuệ, cải tạo quê hương, phát triển ngành nghề, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống gia đình và xã hội. Trong sản xuất, nhân dân không ngừng vươn lên chinh phục tự nhiên, chọn lọc giống cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất, duy trì cuộc sống.

 

Vùng đất Ân Hậu xưa không mấy được thiên nhiên ưu đãi, đất đai bạc màu, sản xuất nông nghiệp hầu như phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Nhân dân Ân Hậu chủ yếu lấy nghề nông làm nguồn sống chính, quanh năm một nắng hai sương vẫn không đủ ăn. Ngoài làm nông, người nông dân còn phải làm thêm nhiều nghề khác để mưu sinh. Trước đây, mỗi làng xuất hiện một nghề riêng như nghề trồn dâu nuôi tằm, nghề mộc, nghề bốc thuốc Bắc, đặc biệt nghề nấu rượu đã được nhiều vùng biết đến là địa phương có rượu nếp ngon…Ngành nghề thủ công truyền thống đã góp phần quan trọng tạo việc làm, nuôi sống và nâng cao thu nhập cho người dân từ bao đời.

Xã Nghi Ân nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nối thành phố Vinh với thị xã du lịch biển Cửa Lò, từ năm 1936 có sân bay dã chiến đóng cạnh địa bàn xã. Là vùng đất cát bạc màu, thiên nhiên không mấy thuận lợi, thường xuyên phải đấu tranh với thiên tai, địch họa để sinh tồn và phát triển. Từ trong đấu tranh, xây dựng quê hương đã tôi luyện cho người dân Nghi Ân những đức tính quý báu: Cần cù, giản dị, chịu khó, chịu khổ, tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày. Trong đấu tranh luôn đoàn kết, sắt son, sẵn sàng hy sinh quên mình vì độc lập, tự do của tổ quốc. Truyền thống tốt đẹp ấy mãi là tài sản vô giá, được nhân dân phát huy thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Trải qua quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, nhân dân Ân Hậu đã xây dựng cho quê hương mình bề dày về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đi cùng những thăng trầm của lịch sử đất nước, người dân nơi đây đã không ngừng vươn lên đánh giặc giữ nước bảo vệ xóm làng, quê hương.

 

Xã Nghi Ân thành lập là một sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử xã nhà, nhất là trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn kết thúc, đang cần sự ủng hộ lớn về mặt tinh thần và vật chất của hậu phương. Ngay sau đó, Chi bộ đảng, chính quyền xã đã phát huy vai trò tiên phong bắt tay vào lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân xây dựng đời sống kinh tế, xã hội, phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, thi đua ái quốc, tăng cường sức mạnh về của cải và quân số phục vụ cho chiến trường chống Pháp.

 

Ngày 19/12/1946, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp lớp thanh niên Ân Hậu xung phong gia nhập vào đoàn quân “Nam tiến”, tham gia vào đội quân chủ lực, tham gia đi dân công hỏa tuyến phục vụ các chiến dịch lớn: Thượng Lào, Tây Bắc, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Cùng nhân dân vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh, Nghi Ân trở thành hậu phương lớn của chiến trường miền Bắc, chiến trường Bình Trị Thiên, chiến trường nước bạn Lào. Tại hậu phương, nhân dân tích cực đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, giảm tô giải phóng ruộng đất, đẩy mạnh công tác bình dân học vụ, củng cố phát triển quê hương, chi viện cho chiến trường, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tích cực đóng góp sức người, sức của cho chiến trường, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước làm nên một Điện Biên Phủ anh hùng (1954). Cùng với các địa phương trong huyện Nghi Lộc, năm 1954 xã Nghi Ân được thành lập, tạo bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Quê hương.

 

Cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn xã từng bước vươn lên khẳng định vai trò của mình trong cuộc kháng chiến, hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: Độc lập dân tộc, dân chủ và tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Những năm kháng chiến chống đế quốc với những trận chiến gam go và ác liệt, có những lúc liên tiếp chìm trong khói lửa bom đạn, tưởng chừng như không thể vượt qua được, nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ, Chính quyền, quân dân Nghi Ân lập nên nhiều chiến công oanh liệt. Luôn nêu cao tinh thần đấu tranh cách mạng sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung của đất nước. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phòng tránh đánh địch, đảm bảo an toàn trên quê hương. Ra sức chi việ sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Hàng trăm lượt người đã lên đường ra chiến trường và lập công xuất sắc, cùng toàn thể dân tộc làm nên đại thắng mùa xuân lịch sử (1975) thống nhất tổ quốc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

Hơn 30 năm sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ và nhân dân Nghi Ân từng bước vươn lên thoát nghèo, đưa quê hương tiến kịp cùng sự phát triển chung của đất nước. Từng bước nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định đời sống vươn lên thoát nghèo. Kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Những kết quả đạt được trong giai đoạn đầu thực hiện chủ trương Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo nên những tiền đề cơ bản cho những giai đoạn tiếp theo.

 

Cùng với sự phát triển của đất nước, Nghi Ân hôm nay đang thay da, đổi thịt, bức tranh đô thị hóa đang dần hiện lên. Có được thành quả đó là nhờ sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của nhân dân và cán bộ xã nhà. Hy vọng về một tương lai không xa, tốc độ đô thị hóa sẽ làm thay đổi toàn diện, xứng đáng là quê hương anh hùng thời kỳ đổi mới.

(Nguồn: Lịch sử Đảng bộ xã Nghi Ân)

 

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính Phường

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 964
Tổng: 125471