Tin tức - sự kiện

Tin tức - sự kiện

Nghị định số 61/2023/NĐ-CP về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư

content:

 

Nhằm quy định chi tiết Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, ngày 16/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2023/NĐ-CP về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư để thay thế Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.

So với Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, quy định về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, Nghị định số 61/2023/NĐ-CP có nội dung và điểm mới cơ bản như sau:

Về khái niệm hương ước, quy ước:

Khái niệm hương ước, quy ước được quy định tại Điều 2 Nghị định số 61/2023/NĐ-CP về cơ bản được giữ nguyên như khái niệm hương ước, quy ước tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, theo đó: “Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.
Tiếp tục nhận mạnh nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng dân cư trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước:

Nghị định quy định việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước phải bảo đảm các nguyên tắc: (i) Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật; (ii)  Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng; (iii) Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư; (iv) Phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử vănminh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.

So với Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, Nghị định đã bỏ 02 nguyên tắc “Không vi phạm quyền con người, quyền công dân, bảm đảm bình đẳng giới” và “Không đặt ra các khoản phí, lệ phí, phạt tiền, phạt vật chất” vì các nguyên tắc đã được thể hiện trong khái niệm hương ước, quy ước “không trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Đồng thời, bổ sung các nguyên tắc: tôn trọng tính tự chủ, đa dạng văn hóa của cộng đồng dân cư; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục tình trạng nội dung hương ước, quy ước chứa đựng quá nhiều nội dung không xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng dân cư, quy định lại pháp luật thời gian vừa qua.
Cho phép quy định các biện pháp thưởng, phạt trong hương ước, quy ước
Nghị định quy định cụ thể hơn về phạm vi nội dung của hương ước, quy ước theo hướng khung tại Điều 5 và bổ sung quy định về khung kết cấu của hương ước, quy ước tại Điều 6. Theo đó, tùy theo yêu cầu tự quản, tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, bảo đảm kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp của hương ước, quy ước đã có và mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước.

(i) Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.
(ii) Các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.
(iii) Các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời; đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông ở địa phương.

 (iv) Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. (v) Các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.

Trình tự, thủ tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ và thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước được quy định phù hợp với Luật Thực hiện dân chủ cơ sở cở
Nghị định số 61/2023/NĐ-CP bổ sung, điều chỉnh quy định về đề xuất soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hướng mở rộng đối tượng, hình thức để cộng đồng dân cư phát huy dân chủ ở cơ sở trong đề xuất, soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua hương ước, quy ước. Cụ thể: (i) Đối tượng đề xuất xây dựng hương ước, quy ước được mở rộng ngoài trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố (như trước đây), bổ sung thêm công dân cư trú tại cộng đồng dân cư. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước cơ bản kế thừa quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, tuy nhiên bổ sung có đại diện các tổ chức chính trị- xã hội, già làng, trưởng bản để bảo đảm sự tham gia rộng rãi của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội tham gia soạn thảo hương ước, quy ước. (ii) Bổ sung hình thức lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội, hoạt động hợp pháp khác theo quy định và bổ sung việc lồng ghép, lấy ý kiến góp ý qua sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư ngoài hình thức cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư như quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg; (iii) Trình tự, thủ tục tổ chức họp cộng đồng dân cư bàn, biểu quyết thông qua hương ước, quy ước được thực hiện thống nhất theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước là UBND cấp xã (trước đây là UBND cấp huyện), đồng thời bổ sung, làm rõ trình tự, thủ tục công nhận, hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước để phù hợp với quy định tại Điều 20, Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở ơ sở.
Việc tạm ngừng thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước được quy định theo hướng phân định rõ trường hợp hương ước, quy ước chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung hoặc trình tự thủ tục thông qua, công nhận thì UBND cấp xã quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc tạm ngừng thực hiện, bãi bỏ; trường hợp cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thì thực hiện các trình tự, thủ tục chặt chẽ, rõ trách nhiệm để phù hợp với quy định tại Điều 22 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

 

Về thực hiện hương ước, quy ước:

Bổ sung quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp đến xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước theo hướng đầy đủ, chặt chẽ hơn để khắc phục việc quy định thực hiện hương ước, quy ước sau khi được công nhận còn nặng về phổ biến, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát mà thiếu tổ chức thực hiện gắn với trách nhiệm của từng chủ thể tham gia. Đặc biệt bổ sung quy định hằng năm, vào dịp Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18 tháng 11) hoặc một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tổ chức cuộc họp hoặc lồng ghép trong hội nghị của cộng đồng dân cư để rà soát nội dung, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong  việc thực hiện hương ước, quy ước, kịp thời khen thưởng, động viên, đôn đốc, nhắc nhở hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư và đề xuất tạm ngừng, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định các nội dung về thống kê, báo cáo về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, kinh phí xây dựng, thực hiệ hương ước, quy ước. Trong đó, bổ sung quy định hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng dân cư trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước từ nguồn ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện ngân sách ở địa phương theo quy định của pháp luật để phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng cân đối ngân sách của các địa phương.
Nghị định 61/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2023./. 

Nguồn Internet

Tin tức - sự kiện

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQ XÃ NGHI ÂN LẦN THỨ XXIII, NHIỆM KỲ 2024 – 2029

content:

Trong hai ngày 24 và 25/3/2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nghi Ân long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Huy Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Vinh, các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Nghi Ân; đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên, các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn xã và 90 đại biểu chính thức đại diện cho các tầng lớp nhân dân xã nhà.

 

Trong nhiệm kỳ qua, MTTQ xã Nghi Ân đã làm tốt vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ là Tổ chức Liên minh chính trị xã hội của xã. Tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân trong xã thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước. Cuộc bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp, phòng chống dịch bệnh Covid-19, xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp an toàn, các cuộc vận động do các cấp phát động, xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã.

 

Năm năm qua, MTTQ và các tổ chức thành viên đã vận động nhân dân huy động các nguồn lực xây dựng 31 hạng mục công trình với tổng số vốn đấu tư xây dựng cơ bản 183 tỷ đồng, vận động xây dựng gia đình văn hóa đạt hơn 87%. Vận động và tiếp nhận hơn 150 triệu đồng vào quỹ “Vì người nghèo”, từ đó góp phần xây mới 18 nhà Đại đoàn kết với tổng số tiền 1 tỷ đồng và hỗ trợ học sinh nghèo, tặng quà hộ nghèo, hỗ trợ khó khăn đột xuất với tổng số tiền trên 800 triệu đồng, số hộ nghèo trong xã giảm 6 hộ so với đầu nhiệm kỳ. Triển khai có hiệu quả cuộc thi xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn trên địa bàn xã. Trong 5 năm đã vận động nhân dân tự nguyện hiến 4.063m2 đất thổ cư và đất nông nghiệp làm đường giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng và xây dựng các công trình phúc lợi, đổ 17,56 km đường giao thông; vận động xã hội hóa 2 hộ gia đình lắp 180m điện năng lượng mặt trời, vận động trồng 4.550 cây hoa, cây xanh các loại, trên 10.000 ngày công lao động, xây dựng 4 tuyến đường “ Hàng cây nông dân ơn bác” hơn 2km với tổng kinh phí 63 triệu đồng. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng. Cùng với đó, MTTQ xã còn tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn do Nhà Nước đầu tư thông qua 6 cuộc giám sát, 05 hội nghị phản biện xã hội đóng góp vào dự thảo báo cáo của UBND xã trình các kỳ họp của HĐND, vào chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, giám sát 38 công trình, 05 hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng dầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Ban Thường trực MTTQ Xã tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào do MTTQ các cấp phát động.…

 

Về dự chỉ đạo Đại hội, đồng chí Nguyễn Huy Hoàng - UVTV thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Vinh đã đánh giá cao kết quả mà MTTQ xã Nghi Ân đã làm được trong nhiệm kỳ qua. Đồng chí nhấn mạnh, nhiệm kỳ tới, MTTQ Việt Nam xã cần phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, xã hội hóa giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo; Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng xã Nghi Ân là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội. Thực hiện tốt Nghị quyết của MTTQ Việt Nam các cấp, của Đảng ủy xã Nghi Ân về các phong trào thi đua của MTTQ gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đại hội đã hiệp thương cử 39 ông bà vào Ủy ban MTTQ Việt Nam xã khóa mới, 05 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội MTTQ Việt Nam thành phố Vinh.

         Lãnh đạo MTTQ thành phố tặng hoa chúc mừng Đại hội

Lãnh đạo địa phương tặng hoa chúc mừng

 

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Nghi Ân khóa XXIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã thành công tốt đẹp, đây sẽ là cột mốc mới, tiếp tục khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, năng lực, trí tuệ của các tầng lớp Nhân dân xã nhà, góp phần xây dựng quê hương Nghi Ân ngày càng văn minh, giàu đẹp./.

Ban chấp hành nhiệm kỳ 2024 - 2029

 

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính thành phố vinh - tỉnh nghệ an

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Now: 842
Total: 120312