ĐẢNG ỦY XÃ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - MỘT CON NGƯỜI SUỐT ĐỜI VÌ NƯỚC VÌ DÂN

content:

 

 

Thắng năm nnhớ Bác: Để bày tỏ lòng thành kính và biét ơn tới Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, sáng ngày 17/5/2024, đoàn đại biểu HĐND-UBND-UBMTTQ, các đoàn thể, các đồng chí cán bộ công chức, các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận, ban cán sự 13 xóm đã dâng hương tại khu di tích quê Nội Bác Hồ và Đền Chung Sơn. Xin được kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Bác, một con người suốt đời vì nước vì dân, chúng con nguyện sẽ đi theo cong đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, quyết tâm xây dựng "Đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu".

Nhân Kỷ niệm 134­ năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, BBT xin chuyển đến bạn đọc bài viết:

“Hồ Chí Minh, một con người suốt đời vì nước vì dân”.

Ngày 19/5/1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cất tiếng khóc chào đời tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, một vùng quê có truyền thống cách mạng, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Ngay từ tuổi còn niên thiếu, Người trực tiếp chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào dân tộc mình, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, được nghe cha mình và những người dân yêu nước lúc bấy giờ, họp bàn phương án chống lại ách thống trị của bọn đô hộ. Khi tuổi thiếu thời còn non nớt, chưa biết nhiều, hiểu nhiều người đã đặt câu hỏi với cha mình, và những người dân yêu nước: Tại sao dân tộc mình đông như thế, lại không đánh được bọn thực dân Pháp? Lúc đó không ai trả lời câu hỏi này, và sau này chính người đã tìm ra câu trả lời đó, và cũng chính người thực hiện, giành độc lập tự do ­cho nước nhà, hạnh phúc cho đồng bào dân tộc mình.

 

Một tháng 5 nữa lại về, trong lòng mỗi người dân Việt Nam, trong nước và trên toàn thế giới đều bâng khuâng, xúc động nhớ về kỷ niệm ngày 19 tháng 5 lịch sử, ngày đã sinh ra một người con vĩ đại, nhà lãnh đạo kiệt xuất của của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là người đặt nền móng, và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, và cũng chính Người đã viết, và đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đầu tiên, suốt trong thời gian từ năm 1945 - 1969, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, từ năm 1951 - 1969. Nhà lãnh đạo được cả dân tộc Việt Nam, và nhiều nước khác trên thế giới ngưỡng mộ, tôn sùng. Khi người qua đời, tượng đài của Bác được đặt ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc, hình ảnh của Người, được hầu hết người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ , và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Người đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo, với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp. Người đã được tạp chí Times, bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20.

Trong những ngày tháng 5 lịch sử, toàn Đảng, toàn dân ta nhớ về ngày sinh của Bác, với tấm lòng trân trọng và thành kính. Bác đã đem lại sự hồi sinh cho dân tộc ta, đưa đất nước ta từ nô lệ, lầm than trở thành một đất nước độc lập, tự do. Tư tưởng đạo đức, nhân văn của Người mãi mãi tỏa sáng, trong hành trình phát triển của nhân dân ta, và nhân loại tiến bộ.  Cả cuộc đời Bác Hồ kính yêu là, “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bác sống trong giản dị, đạm bạc, kể cả những năm tháng trên cương vị, là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, của dân tộc, thay cho cháo bẹ, rau măng, của những tháng ngày cách mạng còn trong trứng nước, là cơm trắng, cá kho, cà muối, canh cua, không có cao lương, mỹ vị. Tất cả cuộc đời của Bác, là lo cho dân, cho nước, và cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Trên cương vị là Chủ tịch Đảng 18 năm, Chủ tịch nước 24 năm khi đi thăm hỏi đồng bào, đồng chí, ít khi Bác báo cho biết trước, và càng không cho tổ chức tiếp đón linh đình. Bác thường đến thăm, quan sát từ nơi bình thường nhất, đơn giản nhất như nơi ăn, chốn ở, như người cha già hiền từ đến thăm các con của mình.

 

Tháng 5 về chúng ta nhớ Bác, nhớ một con người với đức tính khiêm tốn, giản dị, hết lòng vì dân, vì nước, vì những mảnh đời còn lầm than vất vả. Người thường xuyên nhắc nhở, và dạy bảo chúng ta rằng: Phải cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Tất cả những nội dung ấy, phải thành tâm và thành khẩn, phải kiên trì và nhẫn nại, mới có thể thực hiện được, bởi vì trong mỗi con người, đều đang tồn tại nhiều thứ ham muốn, mà những ham muốn đó, đã nảy sinh ra mầm mống của chủ nghĩa cá nhân, một thứ giặc ở trong lòng, chỉ cần một phút thiếu tu dưỡng, rèn luyện là nó kéo ta nhào xuống hố, học cái tốt thì khó như leo núi, nhưng không phải vì khó mà thể học được, mà phải kiên trì học, mới đi đến sự thành công. Đối với Bác, quan trọng nhất, vẫn là nói đi đôi với làm, Bác luôn cho rằng một tấm gương sống, có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Bác đã sống và thực sự là một tấm gương sáng, và mãi mãi sáng, cho mỗi người con noi theo. Khi đã đảm nhận trọng trách, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ở cương vị nào Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn giữ cuộc sống thanh bạch, giản dị, khiêm tốn và hết sức tiết kiệm, với tinh thần của người cộng sản, Người luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, dành trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước, phấn đấu thực hiện một “ham muốn tột bậc”, là làm cho, “Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đất nước giành được độc lập, nhân dân thoát khỏi ách nô lệ, được sống cuộc sống tự do, bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng cuộc sống thanh bạch của vị Chủ tịch nước, vẫn không có gì thay đổi. Người không đòi hỏi bất kỳ những gì riêng tư cho mình, kể cả trong những dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người. Nhiều lần trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác đều không ở Hà Nội mà về thăm nhân dân các địa phương. Như ngày 19-5-1957, Bác đi thăm ở Quốc Oai, Hà Tây. Ngày 19-5-1958 Bác đến Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Tây), Người căn dặn nhân dân tích cực trồng cây, bảo vệ rừng. Ngày 19-5-1959, Bác đi thăm cán bộ, nhân dân các dân tộc Tây Bắc.

 

Là người lịch lãm, nhân ái, Bác luôn tôn trọng người xung quanh, không quên cảm ơn những người chúc mừng Bác. Ngày 19-5-1956, Bác gửi thư cho cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Trong thư có đoạn viết: “Bác nhận được rất nhiều thư chúc thọ của các cô, các chú, Bác gửi thư này cảm ơn chung”, Cả cuộc đời vì nước, vì dân, Bác đau đáu vì miền Nam, chưa được giải phóng, Bắc - Nam chưa được sum họp một nhà, nhiều gia đình ngày ở Bắc, đêm ở Nam. Ngày 19-5-1963, Quốc hội có ý tặng Bác Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam, Bác nói: “Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng Quốc hội cho phép tôi chưa nhận, vì tôi tự thấy chưa xứng đáng. Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng bào miền Nam tặng, thì tôi xin nhận”. Chính vì một trong những lý do này, năm 1969 khi Bác mãi mãi vĩnh biệt chúng ta ra đi, trên ngực áo của người, không một tấm huân chương. Nhưng tấm huân chương cao quý nhất, mà nhân dân cả nước trao tặng Bác, là niềm tin tuyệt đối, tình cảm yêu quý trân trọng. Ngay trong bom đạn, kìm kẹp của kẻ thù, không có tỉnh nào ở miền Nam không có đền thờ Bác. Miền Nam trong trái tim Bác, và Bác ở trong mỗi trái tim người dân miền Nam.

 

Là lãnh tụ của Đảng, với tầm nhìn xa, trông rộng, Bác căn dặn việc đảng, việc nước, việc dân, phòng khi Bác đi xa. Từ ngày 10/5/1965, Bác bắt đầu đặt bút viết dòng đầu tiên của tài liệu, “Tuyệt đối bí mật”, sau này gọi là Di chúc, vào các năm tiếp theo thì năm nào, Bác cũng xem và sửa lại tài liệu, “Tuyệt đối bí mật” này. Đến ngày 19 tháng 5/1968, Bác lại tiếp tục sửa và có bài thơ :

“Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm.
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Kháng chiến dân ta đang thắng lợi.
Tiến bước ta cùng con em ta” .

 

Ngày 19 tháng 5/1969, đúng 9 giờ sáng, Bác tiếp tục sửa chữa bản Di chúc. Đây là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 79, và cũng là lần sửa bản Di chúc cuối cùng của Người. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Một đời thanh bạch chẳng vàng son.
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng.
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, toàn thể cán bộ, Đảng viên xã nhà hãy tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập, và làm theo tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, cùng nhau quyết tâm xây dựng quê hương, ngày một văn minh và đẹp giàu./.

Nguyễn Thị Thu Hiền

 

HĐND XÃ

UBND XÃ

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ ĐOÀN THỂ XÃ

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính Phường

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 2368
Tổng: 446807